Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện hiện nay đang được đánh giá là một kỹ năng sống được đề cao trong trường học, doanh nghiệp cũng như trong cuộc sống nhằm phát triển khả năng tư duy, đàm phán và phân tích vấn đề. Những người có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi bật và được đánh giá cao trong đội nhóm. Vậy tư duy phản biện là gì và tại sao nó quan trọng như vậy trong ngày nay ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé !

Tư duy phản biện là gì ?

Hiện chưa có định nghĩa chung và thống nhất về tư duy phản biện. Tuy nhiên hầu hết phần lớn các định nghĩa hiện nay đều giải thích về tư duy phản biện là nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng suy luận.

Tư duy phản biện trong tiếng anh được gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và trình bày các lập luận đúng đắn có tính logic mà bạn tin hoặc những gì bạn đang làm. Bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập ( independent thinking)  và suy nghĩ phản chiếu ( reflective thinking )

Tư duy phản biện

Vai trò của tư duy phản biện trong cuộc sống

Tư duy phản biện ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, nó dựa trên cơ sở tư duy có cấu trúc vốn có, kết hợp với các tiêu chuẩn logic và trí tuệ để đảm bảo tính khách quan trong quá trình ra quyết định.

  • Tư duy phản biện là kỹ năng tư duy tổng hợp giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống bài bản. Được áp dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhằm nâng cao khả năng lập luận đa chiều rõ ràng.
  • Tư duy phản biện giúp mang đến ý tưởng mới góp phần điều chỉnh chiến lược kinh doanh đúng đắn khi cần thiết
  • Tư duy phản biện giúp cải thiện kỹ năng nói và trình bày của bạn giúp bạn tự tin thể hiện trước đám đông, thông qua việc học cách phân tích cấu trúc logic của văn bản, đồng thời phát triển kỹ năng đọc hiểu, xử lý vấn đề.
  • Tư duy phản biện thúc đẩy sự sáng tạo và tạo ra những ý tưởng mới hữu ích phù hợp với nhiệm vụ đang thực hiện. Qua đó, giúp chúng ta đánh giá được những ý tưởng mới, chọn lọc những đề xuất hay hoặc chỉnh sửa thêm cho phù hợp.
  • Thêm vào đó tư duy phản biện còn là cơ sở của khoa học và dân chủ, chúng ta có thể tự do suy nghĩ các vấn đề xã hội, điều này giúp người có tư duy phản biện có hướng quản lý đúng đắn, sẵn sàng vượt qua những định kiến của xã hội.

Phân loại tư duy phản biện

Tư duy phản biện tự điều chỉnh

Hiểu đơn giản là chúng ta nhận thức được và có những ý kiến đánh giá chủ quan đúng hoặc sai. Từ đó có thể tự cân bằng, điều chỉnh nội tâm để phản bác, đánh giá lại những ý kiến đó trong tâm trí của mình. Sau đó, tự hoàn thiện và đưa ra kỹ năng phản biện hoàn chỉnh nhất.

Tư duy phản biện ngoại cảnh

Mỗi chúng ta đều có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Dẫn đến các quan điểm và ý kiến khác nhau lệnh đi so với chân lý hoặc định nghĩa. Tư duy phản biện ngoại cảnh được ra đời để giải quyết vấn đề trên theo trình tự 3 bước như sau:

  • Nhận thức: Nhận thức được vấn đề đang xảy ra và sự khác biệt của vấn đề đó, từ đó tổng hợp ý kiến, quan điểm lại dựa trên quan điểm của mọi người xung quanh
  • Đánh giá: Hãy nhận thức sâu sắc những điều trong ý kiến phản biện của người khác và của chính mình. Từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất
  • Phản biện vấn đề: Dựa trên cơ sở đánh giá và quan điểm phản biện lại ý kiến sai lệch và đưa ra thông tin chính xác, có lập luận rõ ràng

6 Cấp độ tư duy phản biện

Tư duy phản biện được chia thành 6 cấp độ từ thấp đến cao. Từng cấp độ sẽ có sự khác nhau và cung cấp cho chúng ta những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Cấp độ 1: Trình bày nội dung cụ thể

Nếu không trình bày được nội dung rõ ràng sẽ khiến các gặp gỡ, trao đổi mất thời gian mà vẫn không giải quyết được vấn đề gì cả. Vì vậy, cấp độ 1 của tư duy phản biện sẽ là nói rõ ràng về nội dung một vấn đề cụ thể để tránh mất thời gian của mọi người và cần trình bày quan điểm , định hướng đúng đắn của vấn đề.

Cấp độ 2: Cấu trúc nói

Để trình bày một quan điểm và bảo vệ quan điểm đó, cũng cần phải diễn đạt một cách có cấu trúc để người nghe hiểu được vấn đề mà không mất thêm thời gian để giải thích. Ví dụ cụ thể về Critical Thinking là gì, chúng ta có thể bắt đầu theo cấu trúc: Ý kiến của tôi về vấn đề này là …hoặc là Em đưa ra lý do nhận định vấn đề này…

Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Các cuộc tranh luận có thể tìm thấy trong nhiều buổi thuyết trình, bảo vệ quan điểm. Các cuộc tranh luận thường bắt nguồn từ 2 phía phản bác nhau về ý kiến, quan điểm được nêu ra. Việc chúng ta cần làm khi gặp các câu hỏi phản bác này là đưa ra lập luận, bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời tiếp thu ý kiến hay chắt lọc từ mọi người nêu ra nếu đúng.

Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Để cuộc tranh luận, hùng biện diễn ra một cách tích cực, mang tính xây dựng và ngăn chặn nó trở thành một cuộc cãi vả, ẩu đả. Chúng ta cần nhận định được các giả thiết ngầm được đặt ra đằng sau những ý kiến phản bác và phải có tư duy phản biện logic, nhất quán.

Cấp độ 5: Thường xuyên thực hành

Thực hành thường xuyên kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta có tư duy logic để xác định, đánh giá một vấn đề, lĩnh vực nào đó. Hãy rèn luyện và thực hành thường xuyên các công việc hay trong lớp học để nâng cao khả năng tư duy của mình.

Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả

Khi chúng ta đạt đến trình độ này, các năng lực tư duy phản biện đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công bằng, chính trực, bền bỉ. Đây là cảnh giới cao nhất của tư duy phản biện và chúng ta hoàn toàn tự tin về năng lực tư duy phản biện của mình

Những đặc điểm của tư duy phản biện

Tư duy phản biện

Những người có tư duy phản biện sẽ có khả năng:

  • Hiểu được sự gắn kết logic giữa các quan điểm
  • Xác định, phát triển và đánh giá các lập luận
  • Giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống
  • Xác định được mức độ phù hợp và tầm quan trọng của các ý tưởng
  • Xem xét cách lập luận và tính đúng đắn trong quan điểm, ý kiến, niềm tin của người khác

Tư duy phản biện không chỉ là tích lũy thông tin. Một người có kiến thức và trí nhớ tốt chưa chắc là người có tư duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện giỏi có thể đưa ra những suy luận, những kết quả từ những gì người đó biết và sử dụng thông tin đó để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm các nguồn thông tin liên quan để nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề đó

Đừng nhầm lẫn giữa tư duy phản biện với việc tranh luận hoặc chỉ trích người khác. Mặc dù những kỹ năng của tư duy phản biện có thể được sử dụng để phát hiện ra những sai lầm và thiếu sót trong lập luận, những kỹ năng này đóng một vai trò quan trọng mang đến những lập luận có tính logic đúng đắn và mang tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta tiếp thu kiến thức mở rộng hiểu biết, tăng mức độ thấu hiểu các lý thuyết đã biết củng cố lý luận và nâng cao hiệu quả trong công việc, giải quyết vấn đề.

Rèn luyện tư duy phản biện

Không ngừng trao dồi kiến thức

Những người có tư duy phản biện thường có vốn ngôn ngữ tốt, họ có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể lập luận tốt chúng cần không ngừng nâng cao kiến thức nâng cao kiến thức tổng hợp và nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề mà chúng ta đang làm, kể cả những ngành nghề không thuộc công việc của chúng ta. Rèn luyện thói quen quan sát, học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để thuyết phục người khác.

Khách quan nhìn nhận vấn đề

Muốn có tư duy phản biện tốt cần phải có một cái nhìn khách quan về một vấn đề cụ thể, không nên suy nghĩ giải quyết vấn đề theo cảm tính hoặc đặt nặng cái tôi để nhìn nhận. Hãy bỏ qua quan điểm chủ quan sang một bên, hãy thay thế bằng quan điểm khách quan, chỉ khi đó bạn mới có thể lập luận chính xác một vấn đề.

Tập thói quen đặt câu hỏi

Khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết, bạn phải đặt cho mình nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề hơn. Hãy nhìn nhận dưới nhiều góc độ để tránh những rủi ro xấu nhất ngoài ý muốn xảy ra. Đây cũng là kim chỉ nam để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, tránh sai sót.

Tư duy phản biện

Sơ đồ hóa kiến thức

Cách xác định đúng một vấn đề, trước tiên chúng ta cần biết vấn đề đó là gì ? Về cái gì ? Về ai ? Về lĩnh vực nào ? Tiếp đó, dựa trên cơ sở khoa học và logic, hãy đặt ra những câu hỏi tại sao lại là A mà không phải là B, đúng là A hay đúng là B, nếu là A thì kết quả là gì, kết quả của B là gì, cái nào là đúng, cái nào là chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân của vấn đề.

 

 

Phản hồi gần đây

Không có bình luận nào để hiển thị.

Lịch

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031