STEAM là gì? Phương pháp STEAM là gì?

Bạn đang thắc mắc STEAM là gì? Giữa STEM và STEAM có gì khác nhau tại sao lại hình thành hai khái niệm này? STEAM có ưu điểm gì vượt trội hơn so với STEM thì hãy xem hết bài viết bên dưới để nhé!

STEAM tiếng anh là gì?

Theo từ điểm Cambridge steam là một từ tiếng anh được phiên âm là /stiːm/ khi được sử dụng như một danh từ  thì steam có ý nghĩa là hơi nước hoặc sức mạnh của hơi nước. Là một động từ, nó có ý nghĩa là bốc hơi hay hấp (trong nấu ăn)

Ý Nghĩa của STEAM trong game

Steam trong game là hoàn toàn khác so với ý nghĩa tiếng anh. Có thể xem Steam như một kho chứa game trên PC có bản quyền (được cấp phép) trên hệ thống Valve. Nói cách khác, đây là một nền tảng phân phối trò chơi trực tuyến bạn phải chi trả một khoảng phí nếu muốn tải game.

Ý nghĩa của STEAM trong giáo dục là gì?

STEAM là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công Nghệ), Engineering (Kỹ Thuật), Art (Nghệ thuật) và Maths (Toán học) hoặc Mathematics (Toán ứng dụng). STEAM được thiết kế hợp giữa STEM vào đối tượng khác nhau có liên quan đến giáo dục ngành. Các chương trình này, mục đích để dạy học sinh để suy nghĩ phê bình và sử dụng kỹ thuật hoặc công nghệ trong trí tưởng tượng thiết kế hay sáng tạo tiếp cận vấn đề thế giới thực trong khi xây dựng trên sinh viên toán học và khoa học cơ sở. Chương trình STEAM thêm nghệ thuật vào chương trình STEM bằng cách vẽ trên nguyên tắc thiết kế và khuyến khích giải pháp sáng tạo.

Sự khác nhau giữ STEAM và STEM

Khác biệt lớn nhất giữa STEAM và STEM có thể nhận thấy đầu tiên qua mặt chữ, bạn có thể nhận thấy đó là STEAM có thêm chữ A. Ý nghĩa của chữ A là Art – Nghệ thuật. Tức là khi chuyển từ STEM sang STEAM bổ sung thêm kiến thức nghệ thuật. Sự kết hợp này mang đến sự tư duy sáng tạo và nghệ thuật để ứng dụng vào cuộc sống. Art – Nghệ thuật ở đây còn là những kiến thức liên quan đến các lĩnh vực vẽ tranh, ca hát, tích hợp các nguyên tắc diễn đạt thông tin.

STEAM là gì?

Ở đây, có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc thêm yếu tố nghệ thuật vào là không cần thiết. Tuy nhiên, đối với những nhóm độ tuổi nhỏ thì thêm yếu tố này vào bài học sẽ rất tuyệt với. Nó giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Tóm lại STEM hay STEAM thì các nguyên tắc cơ bản và thực hành đều giống nhau. Đó là sự kết hợp của 4 chủ đề chủ chốt để ứng dụng vào cuộc sống thực tế.

Chữ “A” là một phần không thể thiếu trong giáo dục STEM

Như đã đề cập ở trên chữ “A” trong STEAM đại diện cho nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ, nghiên cứu xã hội, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Các dự án STEM áp dụng tư duy sáng tạo thông qua giáo dục STEM để kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng thông qua nghệ thuật. Ngoài ra, khám phá nơi nghệ thuật tự nhiên phù hợp với các môn học STEM. Các môn nghệ thuật góp phần vào việc phát triển các kỹ năng vô cùng cần thiết như giao tiếp, giái quyết vấn đề,…Nó phát triển tính linh hoạt của trẻ nhỏ, khả năng thích nghi, tăng năng suất, trách nhiệm. Toàn bộ những kỹ năng này rất cần thiết trong bối cạnh xã hội khắc nghiệt ngày nay. Đó là lý do tại sao, STEM truyền thống chuyển mình thành STEAM để có một bước cải cách mới đưa giáo dục phát triển và tiến bộ hơn.

Rộng hơn thế nữa. Chữ “A” con đại diện cho tính sáng tạo đổi mới mà trong STEM không có được. Nhờ tính sáng tạo này giúp tăng khả năng giải quyết vấn đề, có thêm những ý tưởng, phát minh, dự án mới mang tính đột phát và đổi mới. Sự sáng tạo được áp dụng vào xã hội gần đây thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo, blockchain,…  Chỉ những người sáng tạo mới phát triển được những công nghệ trong tương lai, họ biết được rằng trí não con người là không giới hạn. Điểm chung của những người này là được tiếp cận và được hướng dẫn bởi một người thầy STEAM sáng tạo.

So sánh giữa STEM và STEAM

STEAMSTEM là hai phương pháp giáo dục hiện đại đang ngày được ưa chuộng và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Mặc dù đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều trường học nhưng hầu hết phụ huynh chưa hiểu rõ khái niệm về hai phương pháp này và sự khác nhau của chúng.

STEAM là gì

Đối với STEM thị tập trung dạy trẻ về kiến thức, kỹ năng các môn liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp liên môn. Tức là liên kết các kiến thức của các môn lại với nhau, vận dụng được lý thuyết vào trong thực tiễn, xóa nhòa đi ranh giới giữa nhà trường và xã hội. Với mong muốn tạo ra một môi trường giáo dục gần gũi mang tính giáo dục cao.

STEAM ra đời là một phương pháp giải quyết nhược điểm chỉnh sủa STEM. Đây là một phương pháp giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Nó sử dụng các nguyên tắc cốt lõi của STEM và tích hợp cải tiến chúng trong và thông qua nghệ thuật. Đặc biệt, STEAM là sự kết hợp hài hòa giữa tư duy sáng tạo và nghệ thuật ứng dụng trong các tình huống thực tế vào cuộc sống.

Nhiều ý kiến cho rắng đưa yếu tố nghệ thuật vào là không cần thiết. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, thêm yếu tố nghệ thuật vào bài học là điều tuyệt vời. Điều này sẽ giúp kích thích khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Cho dù là STEAM hay STEM thì các nguyên tắc cơ bản và thực hành đều giống nhau. Nó là sự kết hợp giữa 4 chủ đề chính để áp dụng vào thực tế trong cuộc sống.

STEAM là phương pháp giáo dục hiện đại nhất hiện nay

STEAM được xây dựng ra cho phù hợp với bối cảnh xã hội ngày nay. Khi các hệ thốn giáo dục hiện tại chỉ quan tâm đến đánh giá kết quả thông qua điểm số hơn là khuyến khích sự sáng tạo, kỹ năng tư duy phân tích, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề…STEAM mang lại sự hứng khởi trong học tập không chỉ cung cấp được kiến thức mà thông qua đó còn giúp các em tương tác được với môn học và học vì đam mê, yêu thích kích thích khả năng tìm tòi phát triển. Mô hình STEAM khá mới mẻ ở Việt Nam những đã là “kim chỉ nam” trong giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật..

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi giáo dục phải cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội. Giáo dục STEAM sẽ giúp khai phá tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỉ mới có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế cho đất nước.

STEAM mang lại những lợi ích gì?

Dạy học STEAM ngay từ nhỏ giúp học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo được trải nghiệm và phát triển nhóm kỹ năng quan trọng cụ thể như:

  • Kỹ năng công nghệ: phương pháp giáo dục STEAM giúp học sinh hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về công nghệ. Đồng thời phát triển các kỹ năng sử dụng quản lý công nghệ từ những thay đổi đơn giản đến những thay đổi phức tạp.
  • Kỹ năng kỹ thuật: Học sinh hiểu được cách thức, quy trình hoạt động liên quan đến kỹ thuật, sản xuất qua đó giúp phát triển tư duy sáng tạo, hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề về kỹ thuật trong cuộc sống.
  • Kỹ năng khoa học: Thông qua giáo dục STEAM học sinh sẽ hiểu được các khái niệm khoa học, định nghĩa, nguyên lý hoạt động hay cơ sở khoa học của các hiện tượng, sự vật. Từ đó áp dụng chúng vào trong đời sống thực tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến khoa học.
  • Kỹ năng toán học: Các hoạt động rèn luyện kỹ năng liên quan đến toán học là nền tảng giúp học sinh hình thành kỹ năng tư duy logic, mạch lạc, phản ứng nhanh với các phép tính biết cách vận dụng các kiến thức toán vào trong thực tế cuộc sống.
  • Kỹ năng nghệ thuật: Như đã đề cập ở trên thông qua các hoạt động khám phá và rèn luyện kỹ năng giúp phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng về kỹ nghệ thuật học sinh sẽ phát triển tốt nhất các giác quan, biết cách diễn đạt và phân tích các vấn đề của môn học.

Phương pháp STEAM là sự kết hợp của nhiều môn học nên lợi ích của STEAM mang lại là rất lớn ngoài phát triển các kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng khoa học, kỹ năng toán học, kỹ năng nghệ thuật. STEAM còn giúp phát triển và rèn luyện các kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong thời đại 4.0 hiện nay:

  • Kỹ năng đặt vấn đề: Để có thể làm tốt một dự án hay một thí nghiệm, học sinh phải có kỹ năng đặt ra một vấn đề trước khi đi tìm kiếm câu trả lời. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong giáo dục STEAM giúp học sinh biết cách nhìn nhận, phân tích, dự đoán một vấn đề.
  • Kỹ năng truy vấn: Một kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập và khám phá. Học sinh phải dùng được phương pháp truy vấn để đặt ra những câu hỏi và tìm ra câu trả lời những vấn đề cần giải quyết trong bài học. Qua đó giúp trẻ hình thành được tư duy phản biện từ đó biết cách đi giải quyết cho tất cả các vấn đề khác nhau, mọi tình huống khác nhau trong cuộc sống.
  • Kỹ năng quan sát: STEAM còn giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát. Từ đó, phát hiện ra được bản chất của sự vật hiện tượng.
  • Kỹ năng hợp tác: Giáo dục STEAM luôn yêu cầu các học sinh làm việc nhóm để có được góc nhìn đa chiều trước một vấn đề, mỗi cá nhân đều được tham gia đóng góp ý kiến quan điểm của mình để tìm ra phương pháp chung. Đây là một kỹ năng quan trọng học sinh cần có trong thế kỷ 21.

Tại sao STEAM được đưa vào trong giáo dục ?

STEAM là phương pháp giáo dục hiện đại, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn có vai trò rất quan trọng là người hỗ trợ về học tập. Chương trình giảng dạy không chỉ mang lại hứng thú trong học tập mà còn phải đảm bảo học sinh tiếp thu được kiến thức để đạt được kết quả: học sinh thật sự tham gia và học tập vì sự đam mê yêu thích thật sự, tự giác tìm tòi, khám phá. Ngoài ra, phương pháp giáo dục STEAM còn chú trọng đến định hướng lấy người học làm trung tâm sẽ giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho xã hội 4.0 hiện nay.

Trong khi các phương pháp giáo dục truyền thống hiện nay chưa tích hợp được các mối liên hệ giữa các chủ đề quan trọng như hiện nay: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Việc tách rời này tạo ra một khoảng cách khá lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Học sinh phải mất một khoảng thời gian khá lâu thực hành mới có thể hiểu được các định nghĩa, nguyên lý của lý thuyết.

Các dự án dạy học của InnEdu đều được tích hợp chương trình giáo dục STEAM  đem đến những trải nghiệm thực tế cho học sinh thông qua các dự án học tập, thí nghiệm khoa học, chế tạo sản phẩm. Từ đó, học sinh dễ dàng vận dụng qua lại nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành vào cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra InnEdu, còn cung cấp các trang thiết bị cho việc dạy STEAM hiện nay như: Lập trình, Robotics, in 3D,…

Phương pháp STEAM là tích hợp

Giáo dục truyền thống đang có nhược điểm rất lớn khi tách rời các yếu tố quan trọng cần thiết trong xã hội ngày nay: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Nó tạo ra một khoảng cách rất lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng thực tế. Học sinh, sinh viên đang được đào tạo theo phương pháp giáo dục truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian dài thực tế để tìm hiểu được làm thế nào để áp dụng lý thuyết vào thực hành, giữa kiến thức vào ứng dụng thực tế. Hơn nữa tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế.

Về giáo dục STEAM bản chất là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thật sự cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kỹ năng được lồng ghép, tích hợp, bổ trợ cho nhau giúp người học không chỉ hiểu về nguyên lý mà còn có thể thực hành một cách nhuần nhuyễn. STEAM sẽ phá bỏ đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.

Ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non

Việc áp dụng STEAM vào trong giáo dục cho trẻ mầm non tưởng chừng như một điều gì đó khó khăn, khó thực hiện. Nhưng các thầy cô hãy yên tâm các hoạt động STEAM rất gần gũi và vô cùng đơn giản.

Ví dụ như, cho học sinh đi bộ khám phá mọi thứ trong chuyến đi của chúng sẽ là một trải nghiệm đặc biệt thú vị cho STEAM. Thầy Cô có thể chuẩn bị giúp các em những chiếc túi xinh xắc để mang theo bên mình để thu nhặt những chiếc lá hoặc những loại hạt. Các sản phẩm được thu nhặt sẽ được phân loại và sắp xếp theo màu sắc, hình dạng, kích thước,…Những hoạt động tuy đơn giản nhưng sẽ giúp học sinh học cách vận dụng các kỹ năng liên quan đến toán học và khoa học trong đó.

Hay việc thầy cô sẽ chuẩn bị sẵn cho học sinh một xô nước nhỏ cùng với những ly nước đong, những chai nước rỗng. Sau đó học sinh sẽ thực hành thí nghiệm đổ đầy nước vào trong xô và so sánh nó. Hoạt động này giúp học sinh rèn luyện được trí tưởng tượng, các kỹ năng toán học, khoa học và kỹ thuật cho học sinh.

Song song với các hoạt động, cũng nên đưa ra các câu hỏi khác nhau để giúp học sinh tăng sự hiểu biết, kinh nghiệm. Ví dụ như: “màu gì đây con”, “con có thể kể cho cô nghe cách con vẽ bức tranh này như thế nào không”, “trái đất hình tròn đúng không con”,…

STEAM mang lại vô số hữu ích cho học sinh, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp này là điều không hề dễ dàng vì tính đa dạng và phong phú có nó. Nhưng chắc chắn một điều khi học sinh có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm STEAM sẽ mang đến sự phấn khích, hứng thú và đam mê trong quá trình học.

Phản hồi gần đây

Không có bình luận nào để hiển thị.

Lịch

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031