Phương pháp giáo dục STEAM và STEM là 2 phương pháp giảng dạy hiện đại đang ngày trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và Việt Nam. Mặc dù, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhiều trường học. Để phân biệt được sự khác biệt của 2 phương pháp giáo dục này một cách rõ nét hãy đọc thêm khái niệm STEAM và STEM nhé!
So sánh 2 phương pháp giáo dục STEAM và STEM
Phương pháp giáo dục STEM là cụm từ được viết tắt từ các môn Khoa học (Science), Công nghệ (Technology) , Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math).
Trước đây, giáo dục truyền thống chỉ giảng dạy từng môn riêng lẻ, nhưng phương pháp giáo dục tập trung liên kết kiến thức của 4 môn học trên giúp học sinh có cơ hội khám phá, tiếp thu được kiến thức của nhiều môn, từ đó rút ra được nhiều kiến thức thực tiễn gắn liền với thực tiễn.
Phương pháp giáo dục STEAM cũng giống như vậy, dựa trên phương pháp giáo dục STEAM kết hợp với yếu tố Art. qua đó giúp phương pháp này có sự tương tác đa chiều đối với các môn học.
Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục STEAM và STEM
Có thể nhận thấy ngay sự khác biệt đầu tiên đó là về mặt hình thức chữ, đó là STEAM có sự xuất hiện của chữ A, viết tắt của chữ Art (nghệ thuật). Giáo dục STEAM nhằm bổ sung thêm kiến thức nghệ thuật nhằm khuyến khích tư duy sáng tạo và nghệ thuật trong các hoạt động học tập và ứng dụng vào trong cuộc sống.
Chữ “A” trong STEAM quan trọng thế nào?
Cốt lõi của phương pháp giáo dục STEAM là bắt nguồn từ STEM. Cả 2 phương pháp giáo dục này đều là phương pháp học tập kiến rèn luyện kiến thức, trải nghiệm những hoạt động liên quan đến khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học. Khi bổ sung thêm yếu tố nghệ thuật lồng ghép vào các môn học của STEM, phương pháp STEAM tạo ra một sự đột phá mới tạo ra một phương pháp giáo dục hiện đại trong giảng dạy và học tập.
Tuy nhiên đã có rất nhiều ý kiến cho rằng việc bổ sung thêm yếu tố nghệ thuật (Art) là thật sự không cần thiết. Nhưng các bậc chuyên gia giáo dục hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm đã cho thấy rằng sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và nghệ thuật sẽ tạo nên nền tảng kiến thức và kỹ năng để trẻ có thể áp dụng vào trong cuộc sống.
Yếu tố nghệ thuật (Art) trong STEAM là sự vận dụng kiến thức trong các lĩnh vực mỹ thuật, âm nhạc, sắp đặt,… vào việc phát triển các phương pháp kỹ năng để vận dụng giải quyết các vấn đề trong thực tế. Ngoài ra, yếu tố nghệ thuật (Art) còn giúp kích thích phát triển tư duy sáng tạo, phát triển các kỹ năng mềm, đó là kỹ năng trình bày, thuyết trình và truyền đạt thông tin một cách mạch lạc.
Áp dụng STEAM vào trong dạy học
Việc cho trẻ tiếp xúc với phương pháp giáo dục STEAM ngay từ sớm, sẽ giúp trẻ rèn luyện năng lực tư duy, trải nghiệm và phát triển những kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21.
Nhận thấy được lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM, InnEdu phát triển các giáo án tích hợp phương pháp giáo dục STEAM ngay từ bậc mầm non cho đến cấp phổ thông. Việc này sẽ giúp học sinh tiếp cận sớm với khoa học công nghệ, biết tìm tòi, vận dụng kiến thức vào thực tế, tăng khả năng thích ứng với cuộc sống luôn thay đổi.
Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy STEAM, giáo viên chỉ là người đóng vài trò là người hướng dẫn, đồng hành, tổ chức hoạt động và quan sát học sinh, chỉ hỗ trợ khi thật sự cần thiết.
Khi đó, các em sẽ được kích thích sự tự chủ trong học tập, tự do khám phá, tự thấy ra những sai sót của mình và rút kinh nghiệm cho bản thân sau nhưng hoạt động đã thực hiện. Qua đó, tích lũy cho mình những kỹ năng phân tích, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập và kinh nghiệm cho bản thân.
Phương pháp giáo STEAM đã được chứng minh đã được chứng minh tính hiệu quả của nó mang lại nhiều thành quả giáo dục đột phá. Quan trọng, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu lựa chọn cho trẻ môi trường giảng dạy STEAM phù hợp mà ở đó lấy học sinh làm trung tâm. Ở nơi đó việc học không chỉ dừng lại ở việc ghi chép, lắng nghe một cách thụ động.
Hãy chọn môi trường có phương pháp giáo dục STEAM theo hướng khuyến khích học sinh trở nên độc lập hơn và tự tiếp thu kiến thức, tự thực hiện, từ đó rút ra cho mình những kỹ năng riêng cho mình. Khi một học sinh nhìn thấy, nghe thấy, tự mình chạm vào, chắc chắn học sinh đó sẽ tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất từ đó áp dụng vào công việc tương lai sau này của mình.