Phương pháp Montessori là gì ?

Phương pháp Montessori được áp dụng cho trẻ từ rất sớm. Được sử dụng phổ biến rộng rãi ở các trường mầm non trên thể giới, trong đó có Việt Nam. Vậy Montessori là gì ? Để biết thêm về những định nghĩa nãy, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp Montessori được sáng lập bới một chuyên gia người Ý trong lĩnh vực triết học, nhân văn học, giáo dục học đó là bà Maria Montessori sinh ngày 31 tháng 08 năm 1870 ở tại một thị trấn Chiaravalle , Ý. Dù trải qua quá trình học tập khó khăn những bà vẫn không ngừng học tập và trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Y khoa đầu tiên tại Ý vào tháng 01 năm 1907. Với những kinh nghiệm giáo dục của mình, bà đã thành lập trường mẫu giáo đầu tiên Casa de los Ninos ( Children House ). Dần theo thời gian, phương pháp giáo dục Montessori được nhiều người biết đến áp dụng rộng rãi và được tôn vinh trên toàn thế giới.

Phương pháp Montessori

Đặc điểm nổi trổi của phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển tiềm năng bằng cách tạo ra một môi trường học tập thân thiện và chuyên nghiệp với những học liệu chuyên biệt.  Phương pháp này tập trung vào việc xây dựng nền tảng cho trẻ trong những năm đầu đời, đặc biệt tập trung vào độ tuổi từ 2 đến 6. Kết quả cho thấy sự hiệu quả của việc áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ có độ tuổi từ 2 đến 6 giúp trẻ phát triển đồng đều về mặt tư duy, khả năng tiếp thu kiến thức và sáng tạo. Đồng thời, trẻ được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc độc lập và làm việc nhóm từ khi còn nhỏ.

5 Lĩnh vực trong phương pháp Montessori

  • Lĩnh vực thực hành cuộc sống: Trẻ được học tập trao dồi các kỹ năng tự lập phục vụ cho bản thân ( tự ăn, tự uống nước, tự mặc quần áo,…) và chăm sóc môi trường ( lau bụi trên kệ, tưới cây, bón phân,…)
  • Lĩnh vực giác quan: Thông qua phương pháp Montessori, trẻ sẽ được phát triển 5 giác quan ( thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác)
  • Lĩnh vực ngôn ngữ: Trẻ sẽ được phát triển về tư duy ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc sách, kể chuyện, đóng kịch, ca hát,…
  • Lĩnh vực toán học: Trẻ sẽ được phát triển tư duy logic làm quen với toán học qua các phép tính cộng trừ nhân chia đơn giản và làm quen ghi nhớ các con số
  • Lĩnh vực văn hóa: Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được học về các môn nghệ thuật, khoa học, địa lý và lịch sử

Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển toàn diện

Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 99% môi trường giáo dục có chất lượng tốt sẽ có ảnh hưởng rất tốt đến việc hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ. Những biểu hiện về tâm lý, hành động, đạo đức trong 6 năm đầu tiên phản ánh chân thật chất lượng giáo dục mà trẻ được trải nghiệm.

Cuốn sách “Trẻ thơ trong gia đình” – của bà Montessori cũng khẳng định rằng: chính môi trường đã dạy cho trẻ niềm vui, sự yêu thích trong công việc khiến trẻ hòa mình vào mọi thứ với sự nhiệt tình nhất.

Vì vậy, một môi trường hạnh phúc bình yên là nơi giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trở thành những con người vui vẻ, lạc quan, biết chia sẻ và thấu hiểu.

6 Nguyên lý giáo dục của phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori

Tôn trọng, không áp đặt trẻ

Trong phương pháp giáo dục truyền thống, việc giáo viên và cha mẹ thường hay áp đặt những suy nghĩ của mình lên trẻ buộc trẻ phải làm theo ý của mình. Điều đó trải ngược hoàn toàn với phương pháp giáo dục Montessori khiến trẻ mất đi khả năng tư duy bẩm sinh. Vì vậy, hãy để trẻ tự được tự do khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của mình miễn sao trẻ được an toàn. Hãy để trẻ tiếp thu những kiến thức mới một cách tự nhiên theo bất kỳ hướng nào trẻ muốn. Qua đó kích thích được sự phát triến trí tuệ của trẻ.

Học đi đôi với hành

Rất nhiều phương pháp giáo hiện đại nay như ( phương pháp giáo dục STEM, phương pháp giáo dục STEAM ) cũng đều chú trọng đến việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành lại với nhau để mang lại một kết quả tốt nhất. Điều này giúp trẻ nhớ lâu, tăng hiệu quả trong quá trình học tập.

Thay vì cầm tay hướng dẫn cho trẻ, hãy hướng dẫn cho trẻ chi tiết cụ thể cách làm của một việc nào đó. Giáo viên và cha mẹ nên làm mẫu cho trẻ xem và hãy để cho trẻ tự suy nghĩ để hoàn thành công việc được giao. Có như vậy, trẻ mới rèn luyện được khả năng quan sát, phán đoàn và suy luận.

Không áp dụng phần thưởng hay hình phạt

Theo quan niệm truyền thống trong cách nuôi dạy con cái, phần thưởng được đưa ra khuyến khích cho trẻ đạt được những kết quả nhất định và trừng phát trẻ khi chúng mắc lỗi bằng việc đánh đòn, la mắng, so sánh, đặc biệt ở Việt Nam hai hình thức này được áp dụng rất nhiều. Đối với phương pháp Montessori không tồn tại và không được tồn tại.

Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Khi trẻ đang tập trung và chú ý vào một công việc hay hoạt động vui chơi nào đó. Cha mẹ không nên làm phiền hoặc làm gián đoạn ngắt dứt mạch tập trung cho trẻ. Vì đó là thời điểm trẻ đang tìm ra cách chơi hay cách để giải quyết vấn đề trong công việc. Sự tập trung lúc này giúp trẻ phát triển tư duy phân tích, tư duy logic. Nếu không có một lý do đặc biệt nào đó cha mẹ không nên làm phiền trẻ.

Phương pháp Montessori

Hòa mình với thiên nhiên

Theo tiến sĩ Maria Montessori thiên nhiên giúp trẻ em nhận thức được thực tế. Có rất nhiều hoạt động học tập và phiên lưu thú vị dành cho trẻ em diễn ra ngoài trời thay vì trong lớp học hay ở nhà

Giáo viên cha mẹ chỉ là người hỗ trợ

Ưu điểm của phương pháp Montessori ?

Giúp trẻ phát hiện tài năng từ rất sớm

Phương pháp Montessori chú trọng lấy trẻ làm trung tâm, khơi dậy tiềm năng học hỏi, tính chủ động, sáng tạo, tìm tòi của trẻ. Vì vậy, trẻ em được tự do khám phá thế giới xung quanh theo cách mà trẻ muốn.

Điều này, giúp trẻ có thể bộc lộ khả năng của mình từ đó, cha mẹ có thể phát hiện được tài năng của trẻ từ rất sớm. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể định hình được cách giáo dục theo cách trẻ muốn.

Giúp trẻ sống tự chủ hơn

Một trong những chủ đề của phương pháp Montessori là “thực hành cuộc sống”. Trong môn học này, trẻ học được cách tự lập cho cuộc sống của bản thân như tự mặc quần áo, tự chuẩn bị quần áo, tự chuẩn bị đồ ăn, tự thắt dây dày hoặc tự rửa tay,…  Thông qua những bài học này, trẻ sẽ hình thành và phát triển tính tự chủ hơn. Trẻ sẽ không còn ỷ lại vào sự giúp đỡ của người lớn nữa vì trẻ có thể tự làm được.

Giúp trẻ phát triển trí thông minh hơn

Như đã nên ở trên, phương pháp Montessori đề cao sự phát triển tự nhiên và khơi dậy tiềm năng học học hỏi của trẻ, điều này có tác động lớn đến sự phát triển trí thông minh cũng như tư duy của trẻ.

Do đó, việc tự học giúp trẻ phát triển được cách suy nghĩ độc lập. Đồng thời, cũng kích thích bộ não phát triển hơn rất nhiều so với cách học thụ động truyền thống. Ngoài ra, vì phương pháp Montessori tập trung chú trọng vào 5 lĩnh vực: cuộc sống, ngôn ngữ, giác quan, toán học và văn hóa để trẻ có được vốn kiến thức phong phú ngay từ nhỏ.

Giúp trẻ cải thiện trí nhớ

Tự học không chỉ giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy mà còn tăng cường phát triển trí nhớ. Trẻ sẽ tự tìm tòi, tự khám phá thế giới xung quanh, từ đó ghi nhở những kiến thức bài học một cách sâu sắc hơi rất nhiều.

Giúp trẻ phát triển nhân cách

Trong phương pháp Montessori lĩnh vực ” Thực hành cuộc sống ” là một trong những chủ đề không chỉ giúp trẻ tự chăm sóc quan tâm đến bản thân mà còn giúp trẻ học được cách quan tâm chăm sóc đến người khác và môi trường xung quanh. Từ đó phát triển về nhân cách, hình thành nhân cách tốt bụng, nhân hậu, biết yêu thương người khác.

Nhược điểm của phương pháp Montessori ?

Chi phí tốn kém

Các chương trình giáo dục theo tiêu chuẩn Montessori quốc tế thường có chí phí rất cao. Sẽ tốn rất nhiều vào việc chuẩn bị tài liệu, đồ dùng dạy học và các món đồ chơi. Lựa chọn đội ngũ giáo viên có chất lượng xây dựng để xây dựng chương trình giảng dạy cũng là một chi phí không hề nhỏ. Vậy nên không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cho trẻ học các lớp Montessori.

Chương trình học không giống nhau

Mặc dù cùng chung một triết lý, tài liệu và tiêu chuẩn giảng dạy. Nhưng mỗi trường Montessori lại có cách giảng dạy khác nhau. Điêu quan trọng, chương trình Montessori ở mỗi khu vực, mỗi trường về cơ bản là khác nhau, đặc biệt cũng khác nhau với từng đối tượng học sinh. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định cho trẻ theo học tại các trường có áp dụng phương pháp giáo dục Montessori.

Sự độc lập không phải lúc nào cũng tốt

Không thể phủ nhận rằng, phương pháp giáo dục Montessori  giúp tăng tính độc lập tự chủ cho trẻ. Tuy nhiên, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, không phải lúc nào độc lập tự chủ cũng tốt.

Độc lập quá mức khiến trẻ khó làm việc nhóm, đôi khi khiến trẻ sẽ sống quá nguyên tắc và cứng nhắc, trong khi đó kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tương tác được đánh giá cao trong thời đại 4.0 hiện nay.

Cấu trúc lớp học tự do có thể gây ra phiền phức

Trẻ thường có xu hướng thích những cấu trúc, những hành động quen thuộc. Các trường học truyền thống ở Việt Nam ít cho trẻ sự tự do hơn nhưng lại cung cấp cho trẻ môi trường học tập trật tự, nề nếp và có kỷ luật.

Khi trẻ đã được học Montessori và đã quen với môi trường học tập tự do, trẻ sẽ cần thời gian làm quen khi chuyển sang các trường học truyền thống.

So sánh giữa phương pháp Montessori với phương pháp truyền thống

Phương pháp Montessori

  • Tập trung vào sự phát triển của trẻ
  • Lấy trẻ làm trung tâm của việc giảng dạy
  • Lớp học nhiều độ tuổi khác nhau
  • Trẻ sẽ tự học bằng các học cụ, giáo cụ Montessori chuyên biệt
  • Trẻ được tôn trọng tự do khám phá,vui chơi và tự học. Mỗi trẻ sẽ là một cá thể đặc biệt độc lập về tính cách và nhận thức.
  • Trẻ sẽ được học theo phong cách riêng, nhịp độ và sở thích của mình. Không gian học tập yên tĩnh không bị làm phiền, gián đoạn khiến trẻ mất tập trung

Phương pháp truyền thống

  • Chủ yếu dựa vào chương trình học quốc gia
  • Giáo viên là trung tâm của việc giảng dạy
  • Lớp sẽ cùng độ tuổi với nhau
  • Trẻ sẽ được giảng dạy theo sách giáo khoa chuẩn bị sẵn
  • Trẻ tiếp thu kiến thức một cách bị động thông qua bài giảng và kiến thức mà giáo viên cung cấp
  • Trẻ được học một chương trình theo cùng một khung thời gian nhất định và phải học các môn bắt buộc. Mỗi đứa sẻ ảnh hưởng đến tiến trình của cả lớp

Phản hồi gần đây

Không có bình luận nào để hiển thị.

Lịch

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031